Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 17h00

Những lợi ích vàng của yến sào đối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

Ngày nay, yến sào không còn xa lạ với nhiều người nữa, với mục đích bồi bổ và phục hồi sức khỏe của người bệnh. Yến sào không chỉ là một món ăn ngon mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng vi lượng thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được, mang lại lợi ích cho nhiều nhóm tuổi. Hãy cùng KENNEST khám phá những lợi ích vàng của Yến Sào đối với sức khỏe của chúng ta nhé!

Top 9 lợi ích vàng của yến sào 

1. Tổ yến có tác dụng bổ phế

Theo Đông y, yến sào có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với hệ hô hấp. Tổ yến giúp dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho và định suyễn. 

Theo Tây y, trong thành phần yến sào theo các nghiên cứu chuyên sâu công bố có chứa khoảng 3,5% acid amin tyrosine tốt cho phổi. Đây là nhân tố được xem như có khả năng giảm triệu chứng dị ứng bên trong cơ thể.

Yến sào có thể làm giảm sự thoái hóa của cơ quan hô hấp nhờ vào các chất chống oxy hóa có sẵn trong tổ yến, bao gồm có hai chất Selenium và Glycine với hàm lượng khá nhiều. Hai chất kể trên có tác dụng nổi bật là hỗ trợ ngăn chặn quá trình lão hóa, thoái hóa của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có phổi. Ngoài ra, hai chất Isoleucine và Leucine trong tổ yến cũng quan trọng không kém. Isoleucine có tác dụng chủ yếu trong việc phục hồi cơ thể, trong khi Leucine lại có chức năng hỗ trợ sự tăng trưởng các mô, tế bào trong cơ thể người đang được điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Yến sào thật sự là món ăn quý giúp người bệnh cải thiện khả năng hô hấp, bổ phế. Sử dụng yến sào chưng với gừng, ăn đều đặn (cách ngày hoặc 3 lần/ tuần, mỗi lần 3-5gr); giúp làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp; phòng ngừa bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng hiệu quả.

2. Tác dụng của yến sào với hệ tiêu hóa

Tổ yến giàu protein, trong yến chứa 18 acid amin nhưng hầu hết các dưỡng chất có trong tổ yến đều ở dưới dạng dễ hấp thụ đối với cơ thể. Hơn 30 nguyên tố vi lượng có trong tổ yến như: Sắt, Cr,… tham gia vào quá trình kích thích hoạt động của Enzym tiêu hóa, cải thiện và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Ngoài ra, trong yến sào chứa Lysine tăng cường sức đề kháng đường ruột, Phenylalanine và Threonine hấp thụ mạnh các chất dinh dưỡng trong thức ăn, điều trị chứng rối loạn đường ruột, khó tiêu, chống viêm loét dạ dày.

Trong số các carbohydrate, sialic acid có nhiều nhất trong tổ yến (9%), Acid sialic tên hóa học acetylneuraminic acid, viết tắt là Neu-5-Ac, có năng lực kháng vi khuẩn, virus, kháng viêm, đã được dùng để diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày. Tổ yến còn được dùng để chữa một số bệnh nhiễm khuẩn viêm loét, ung thư kết tràng, viêm ruột và dạ dày.

3. Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Yến sào chứa đến 18 loại acid amin thiết yếu và nhiều các nguyên tố vi lượng. Nhờ đó giúp cân bằng các quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Một số protein ghi nhận trong yến sào có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào B, giúp hệ miễn dịch nhanh chóng được tăng cường và thời gian vượt qua bệnh tật cũng vì thế nhanh hơn nên yến sào đã trở thành lựa chọn tối ưu nếu muốn bổ sung năng lượng và đề kháng cho mọi nhà.

4. Tổ yến có tác dụng bổ máu

Yến sào có tác dụng lớn trong việc điều trị căn bệnh thiếu máu, nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Sử dụng yến sào là một liệu pháp hữu hiệu trong việc bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi.

Yến sào giàu Protein và Fe, rất quan trọng để tạo máu cho cơ thể. Trong đó Fe (Sắt) có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố) – là chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số men oxy hóa khử trong các tế bào và có trong myoglobin (là sắc tố hô hấp của cơ).

Một thành phần đóng góp quan trọng nữa của yến sào trong quá trình thúc đẩy sự tăng trưởng hồng cầu là chất Axit aspartic giúp cho việc nhân đôi số lượng các hồng cầu bị thiếu hụt khiến cho cơ thể bị thiếu máu là do sự chu cấp dinh dưỡng không hợp lý. Lợi ích của chất Axit aspartic có trong yến sào giúp cho việc tăng trưởng các mô cơ và tái tạo tế bào từ đó có thể nhân đôi lượng hồng cầu lên.

5. Tác dụng của yến sào với hệ thần kinh

Với các nguyên tố vi lượng như: Mg, Mn, Ca, Cu, Zn, Br trong yến sào có tác dụng ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ.

Magiê (Mg) là một trong các nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng của cơ thể, chúng có mặt trong thành phần của gần 300 loại men khác nhau, điều hòa các chức năng khác nhau, các quá trình chuyển hóa năng lượng. Mg tham gia vào phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, bệnh loãng xương và đặc biệt Mg có vai trò vô cùng quan trọng với hệ thần kinh, giúp điều hòa hệ thần kinh cơ, ổn định dẫn truyền thần kinh. 

Bên cạnh đó, Canxi (Ca) có vai trò quan trọng với cơ bắp, hệ miễn dịch, hệ hô hấp, sinh sản và hệ thần kinh. Ion Ca có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh, khi cơ thể thiếu Ca thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm. 

6. Lợi ích vàng của yến sào với làn da

Chất Threonine có trong yến sào giúp hỗ trợ hình thành collagen và elastin.  Collagen và elastin là hai chất này rất quan trọng trong việc tái tạo lại cấu trúc da, giúp hình thành các tế bào da mới, phục hồi những tế bào bị tổn thương một cách nhanh chóng, ngăn ngừa lão hóa làn da. Khi kết hợp với Glycine sẽ giúp ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, ngăn mụn, tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, mang đến làn da sáng mịn săn chắc. Đó là lý do vì sao chị em phụ nữ nên dùng yến sào để duy trì xuân sắc.

Yến sào có thể sử dụng được với mọi thể trạng cơ thể, độ tuổi. Đặc biệt là với phụ nữ sau 30 tuổi, bởi lúc này lượng Collagen bắt đầu suy giảm, làm xuất hiện các nếp nhăn quanh miệng, quanh mắt. Việc dùng Yến sào giúp tăng cường Collagen để giảm các nếp nhăn, vết xạm nám của làn da là cần thiết.

Hơn nữa trong Tổ yến còn có Galactose, một loại đường đường tự nhiên không chứa chất béo, có thể dùng hằng ngày mà không sợ tăng cân.

7. Tổ yến có tác dụng tăng cường sinh lý

Trong yến sào có nhiều hàm lượng menthinine, chất Acid amin Methionine (0.46%) trong tổ yến đặc biệt cần thiết cho nam giới để hỗ trợ chống chữa kiệt sức, viêm khớp và bệnh gan, rối loạn sự ham muốn, đây là một chất có lợi cho sức khỏe tình dục của đàn phái mạnh . Nó được xem là một dược phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt là bệnh liệt dương và lãnh cảm.

8. Tác dụng của yến sào trong việc cải thiện sức khỏe

Với những người bị suy nhược, vừa mới ốm dậy, mới phẫu thuật, người bệnh ung thư vừa xạ trị,… ăn yến sào sẽ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Lý do là trong tổ yến có các acid amin như Proline có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da; Tyrosine và acid Syalic giúp phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, Glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp… 

9. Tổ yến có tác dụng giúp xương chắc khỏe

Trong yến sào chứa nhiều Canxi, ngoài ra còn có Phenylalanine, dưới tác động của ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D (dẫn chất quan trọng giúp cơ thể hấp thu Canxi hiệu quả vào các phần xương).

Bình luận của bạn